Trang chủ Kiến thức bệnh học Cảnh báo: Lái xe khi ngủ ít hơn 5 tiếng cũng nguy hiểm tương tự như lái xe khi say rượu

Cảnh báo: Lái xe khi ngủ ít hơn 5 tiếng cũng nguy hiểm tương tự như lái xe khi say rượu

 

   Việc siết chặt quy định về xử phạt nồng độ đồ khi tham gia giao thông trong những năm gần đây được xem như một “cú đấm thép” đối với các tài xế đã uống rượu, bia nhưng vẫn tham gia giao thông. Nhờ vậy, tỷ lệ tai nạn giao thông do rượu, bia ở Việt Nam đã giảm đáng kể. Tuy nhiên gần đây, các nhà khoa học đến từ Viện Khoa học Hành vi Appleton, Đại học Central Queensland, Wayville, Australia đã phát hiện ra rằng, việc lái xe trong trạng thái ngủ ít hơn 5 tiếng cũng nguy hiểm không kém so với lái xe khi say rượu.

 

Ngủ ít làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông tương tự say rượu

 

Ngủ ít hơn 5 tiếng làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông tới 15 lần

   Nghiên cứu này của các nhà khoa học Úc đã được đăng trên tạp chí Nature and Science of Sleep. Đại diện của nghiên cứu, Tiến sĩ Madeline Sprajcer cho biết, trong khoảng 20 năm trở lại đây, tỷ lệ tai nạn giao thông do rượu, bia ở Úc đã giảm đáng kể nhờ các chiến lược giáo dục cộng đồng và tăng cường các biện pháp trừng phạt tài xế có mức nồng độ cồn vượt mức cho phép. Trong bối cảnh đó, họ bắt đầu tập trung vào nghiên cứu một nguyên nhân khác dẫn tới khoảng 20% vụ tai nạn xe cộ tại quốc gia này, đó chính là mệt mỏi do ngủ ít.

   Nhóm tác giả đã tổng hợp kết quả của 61 nghiên cứu trước đó về mối liên hệ giữa thời lượng giấc ngủ trước khi lái xe và tỷ lệ tai nạn, hiệu suất lái xe (ví dụ: đi lệch làn đường). Một số kết quả đáng chú ý bao gồm:

  • Một người có giấc ngủ kéo dài từ 6-7 giờ trước khi lái xe sẽ có hiệu suất lái xe giảm nhẹ so với người có giấc ngủ từ 8 tiếng trở lên (tức là được nghỉ ngơi đầy đủ).
  • Người chỉ ngủ được từ 4-5 tiếng trong vòng 24 giờ trước đó có tỷ lệ va chạm xe cộ tăng gần gấp đôi, tương tự như khi người lái xe có nồng độ cồn trong máu là 0,05% (tương đương với 50 mg/100 ml máu theo đơn vị phổ biến ở Việt Nam).
  • Nguy cơ va chạm tăng lên đáng kể tỷ lệ thuận với mỗi giờ bị mất ngủ vào đêm hôm trước. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu tài xế chỉ ngủ được từ 0-4 tiếng vào đêm hôm trước, nguy cơ tai nạn giao thông của họ sẽ tăng tới 15 lần.

   Nhận xét về kết quả của nghiên cứu này, các nhà khoa học cho biết, lái xe trong trạng thái mệt mỏi do ngủ ít là điều rất nguy hiểm. Tuy nhiên, vẫn chưa có bất kỳ một xét nghiệm hơi thở hoặc xét nghiệm máu nào có thể đánh giá được bạn đã ngủ bao lâu trước khi lái xe cũng như chưa có bất kỳ một chế tài nào để xử phạt các tài xế đang trong tình trạng mệt mỏi do ngủ ít.

   Chính vì vậy, các nhà khoa học cho rằng việc giáo dục cộng đồng cho cánh tài xế tránh lái xe khi đang mệt mỏi, hướng dẫn họ cách tăng thời lượng giấc ngủ, chữa mất ngủ là điều rất quan trọng.

 

Làm sao để tăng thời lượng giấc ngủ, khắc phục tình trạng ngủ ít?

   Không chỉ làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông, những người bị mất ngủ kéo dài (ngủ ít hơn 5 tiếng trong một đêm) còn có nguy cơ cao mắc một số bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe nguy hiểm như: đột quỵ, béo phì, cao huyết áp, nghiện rượu, nghiện thuốc lá (ngủ ít làm gia tăng cảm giác thèm rượu, thèm thuốc lá)…

 

Ngủ ít làm gia tăng tỷ lệ nghiện thuốc lá

 

   Vậy tại sao một người lại ngủ ít? Có một số nguyên nhân như sau:

  • Ý muốn chủ quan: Có một số người coi ngủ ít như một sự lựa chọn, họ cho rằng cần phải dành nhiều thời gian vào những việc “hữu ích hơn” như công việc, học tập, thay vì chỉ ngủ. Thậm chí không ít người nghĩ bản thân mình đã quá quen với việc ngủ ít nên điều này sẽ không ảnh hưởng gì tới sức khỏe.

Tuy nhiên đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Có thể trong thời gian đầu, cơ thể của họ thực sự thích nghi được với việc ngủ ít, hiệu suất công việc và học tập của họ không bị ảnh hưởng quá nhiều. Nhưng cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh luôn cần một khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý tới từ giấc ngủ để dọn dẹp các gốc tự do sản sinh trong não bộ mỗi ngày. Do đó, những người thiếu ngủ, ngủ ít khi về già sẽ có nguy cơ cao mắc một số bệnh lý thần kinh như Alzheimer, sa sút trí tuệ…

  • Rối loạn giấc ngủ: Đây là một tình trạng bệnh lý rất khó điều trị bởi có nhiều nguyên nhân gây bệnh phức tạp như căng thẳng stress, tuổi tác, một số thói quen sinh hoạt thiếu khoa học.

  Để khắc phục chứng ngủ ít ở người bị rối loạn giấc ngủ, cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh để phối hợp nhiều biện pháp phù hợp, cụ thể:

  • Thay đổi lối sống: Duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy vào những khung giờ cố định; tránh sử dụng thiết bị điện tử trong vòng 30 phút trước khi ngủ; hạn chế chất kích thích trước khi ngủ; tạo môi trường phòng ngủ thông thoáng, thoải mái; tránh ăn quá no trước khi ngủ…
  • Căng thẳng, stress: Đây là nguyên nhân gây mất ngủ ở mọi độ tuổi, và là nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ ở người trẻ tuổi. Những người bệnh thuộc nhóm nguyên nhân này cần phối hợp những lối sống khoa học đã nêu ở trên, kết hợp với việc bố trí thời gian học tập, làm việc hợp lý, giải quyết những vấn đề khiến bản thân bị căng thẳng.

 

Căng thẳng, stress: Nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ ở người trẻ tuổi

 

Đồng thời, họ cũng có thể sử dụng một sản phẩm giúp tăng thời lượng giấc ngủ, khắc phục chứng ngủ ít do căng thẳng, stress, đó là sản phẩm BoniSleep + của Mỹ.

  • Ngủ ít do tuổi tác: Lão hóa khiến toàn bộ chức năng của cơ thể bị suy giảm, trong đó có não bộ và hệ thần kinh. Từ trước tới nay, đây được xem là nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, các nhà khoa học đã tìm ra thêm những bằng chứng mới, củng cố thêm cho nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi, đó chính là sự suy giảm của hormone tăng trưởng (HGH).

Chính vì vậy ở người cao tuổi bị mất ngủ, ngủ ít thì cách tốt nhất giúp họ dễ đi vào giấc ngủ, tăng thời lượng giấc ngủ đó chính là kích thích cơ thể tăng sản xuất hormone tăng trưởng HGH. Và sản phẩm BoniHappy + của Mỹ chính là lựa chọn phù hợp nhất.

   Nghiên cứu của các nhà khoa học Úc đã cho thấy, mất ngủ, ngủ ít dù chỉ một đêm cũng có thể để lại những hậu quả đáng tiếc. Do đó, bất kể vì một lý do gì khiến giấc ngủ của bạn không được tốt như bình thường, hãy sớm tìm những biện pháp can thiệp phù hợp nhất. Mọi thắc mắc liên quan tới chủ đề mất ngủ, xin vui lòng liên hệ 1800 1044 (miễn cước) để được giải đáp. Cám ơn các bạn đã đón xem!

 

XEM THÊM:

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia




      Đặt hàng online





      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

      Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

      Báo chí nói về chúng tôi

      Đăng ký nhận cẩm nang
      miễn phí tại đây
      Hotline: 1800 1044