Nội dung chính
Hệ thống miễn dịch được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan, có tác dụng bảo vệ con người chống lại các yếu tố gây hại như vi khuẩn hoặc virus có trong cuộc sống hàng ngày. Một nghiên cứu được công bố năm 2015 trên tạp chí Sleep (ấn phẩm chính thức của Hiệp hội Nghiên cứu Giấc ngủ SRS) chứng minh rằng: hệ thống miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng khi bạn ngủ không đủ giấc. Bài viết này giải thích nguyên nhân mất ngủ ảnh hưởng xấu đến hệ thống miễn dịch và 4 phương pháp giúp ngủ ngon để bạn có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Hệ thống miễn dịch của bạn sẽ bị ảnh hưởng khi bạn ngủ không đủ giấc.
Hệ thống miễn dịch là gì?
Cơ thể bạn gần như liên tục tiếp xúc với các mầm bệnh, đó là những vi khuẩn, virus và nấm. Những mầm bệnh này nằm trong thực phẩm bạn ăn, không khí bạn hít thở và những đồ vật cơ thể bạn tiếp xúc hàng ngày.
Hệ thống miễn dịch chịu trách nhiệm bảo vệ bạn khỏi những mầm bệnh này, cũng như khỏi bất kỳ tổn thương hoặc bệnh tật nào phát sinh trong cơ thể. Nó được tạo thành từ một mạng lưới các tế bào và protein phức tạp. Một trong những tế bào quan trọng của hệ miễn dịch là tế bào bạch cầu, bao gồm hai loại cơ bản kết hợp với nhau để tìm kiếm và tiêu diệt các sinh vật truyền nhiễm – “những kẻ xâm lược” có hại cho sức khỏe. Hệ miễn dịch tấn công những yếu tố gây bệnh cho cơ thể con người thông qua một loạt các bước được gọi là phản ứng miễn dịch.
Bằng chứng chứng minh giấc ngủ hỗ trợ chức năng miễn dịch
Trong nghiên cứu của trường Y khoa Icahn (Hoa Kỳ), các nhà nghiên cứu đã theo dõi giấc ngủ của 164 tình nguyện viên và sau đó cố tình cho họ tiếp xúc với rhinovirus ( virus gây cảm lạnh thông thường). Nghiên cứu cho thấy một người ngủ càng nhiều trong những ngày trước khi phơi nhiễm thì càng ít có nguy cơ nhiễm bệnh. Những người ngủ trung bình ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp đôi so với những người ngủ trung bình 7 tiếng trở lên.
Tiến sĩ – giáo sư y khoa Filip Swirski cũng đồng thời là tác giả nghiên cứu cho biết: “Sự gián đoạn giấc ngủ ảnh hưởng đến nhịp điệu và quá trình sản xuất tế bào miễn dịch, và nếu bạn bị nhiễm trùng hoặc chấn thương, một đêm ngủ không ngon giấc sẽ ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch của cơ thể.”
Ngoài nghiên cứu trên, đã có một nghiên cứu năm 2010 của Học viện Khoa học New York chỉ ra rằng giấc ngủ lành mạnh giúp cân bằng và điều chỉnh hoạt động của hệ thống miễn dịch.
Những người bị rối loạn giấc ngủ có nguy cơ mắc các bệnh tự miễn cao hơn.
Một nghiên cứu khác được đăng trên Tạp chí Y học Thực nghiệm (Hoa Kỳ) năm 2019 cũng phát hiện ra rằng giấc ngủ ngon giúp cải thiện khả năng gắn đúng mục tiêu của các tế bào miễn dịch.
Một nghiên cứu khác trên Tạp chí Sleep chứng minh: những người bị rối loạn giấc ngủ có nguy cơ mắc các bệnh tự miễn cao hơn , chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp.
Ngoài ra, cũng đã có những nghiên cứu tìm ra mối liên hệ giữa mất ngủ mãn tính với việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, Alzheimer và ung thư. Một đêm ngủ không ngon không làm ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe, nhưng nếu bạn bị mất ngủ kéo dài thì sức khỏe của bạn có thể bị ảnh hưởng rất nhiều.
Nguyên nhân giấc ngủ ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch
Theo tiến sĩ Swirski, việc sản xuất các tế bào miễn dịch chủ yếu diễn ra khi bạn ngủ chứ không phải khi bạn thức. Nếu bạn ngủ không đủ giấc, quá trình sản xuất các tế bào miễn dịch sẽ bị đảo lộn, không thể sản xuất đủ lượng tế bào miễn dịch cần thiết.
Điều này xảy ra dẫn đến nhiều hậu quả khác nhau, một trong số đó là tình trạng viêm mất kiểm soát. Giáo sư Tâm thần học và Khoa học hành vi Michael Irwin – người đã tiến hành nghiên cứu về giấc ngủ trong nhiều năm cho biết: “ Rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ làm gia tăng triệu chứng viêm rõ rệt”. Ông nói: “Quá nhiều phản ứng viêm cũng làm tăng cảm giác đau, sưng tấy và các triệu chứng khác của bệnh mãn tính.”
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra và báo cáo trên tạp chí Sleep 2015 rằng: sau một đêm ngủ đủ giấc, các tế bào miễn dịch di chuyển ra khỏi máu và vào các cơ quan bạch huyết – nơi mầm bệnh virus thường tích tụ sau khi xâm nhập vào cơ thể. Nếu bạn ngủ không đủ giấc, quá trình di chuyển đó sẽ bị gián đoạn và các tế bào miễn dịch không đến đúng nơi các mầm bệnh tích tụ. Đó là một lý do tại sao giấc ngủ không tốt lại làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc bệnh tật.
4 lời khuyên để có một giấc ngủ ngon giấc, giúp bạn có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh
Để có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, bạn không những phải ngủ đủ từ 7 – 9 tiếng một ngày mà chất lượng giấc ngủ của bạn cũng rất quan trọng. Ngay cả khi bạn ngủ đủ giấc, nhưng bạn bị tỉnh giấc nhiều lần trong đêm hoặc chất lượng giấc ngủ kém, cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy thì các triệu chứng viêm nhiễm vẫn gia tăng – Tiến sĩ Irwin chia sẻ.
Sau đây là 4 lời khuyên giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ
- Tắt các thiết bị điện và điện tử
Tiếp xúc quá nhiều ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử dẫn đến kích thích não, ức chế bài tiết melatonin và tăng cường sản xuất hormone tuyến thượng thận, nó sẽ phá hủy sự cân bằng nội tiết tố và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, làm xáo trộn chu kỳ thức ngủ, dẫn đến khó ngủ và mệt mỏi vào ban ngày. Để có một giấc ngủ ngon, bạn nên hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử một tiếng trước khi đi ngủ.
Tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ khiến bạn khó ngủ.
Hơn nữa, trong không gian ít ánh sáng thì chúng ta sẽ dễ ngủ hơn, cơn buồn ngủ đến nhanh hơn.
- Tạo thói quen ngủ nhất quán.
Bạn nên đi ngủ và thức giấc vào 1 giờ cố định mỗi ngày, duy trì cả vào các ngày cuối tuần. Điều này giúp tạo nhịp sinh học giúp bạn dễ vào giấc ngủ hơn và giảm mệt mỏi khi thức dậy.
- Không ăn đêm
Bạn sẽ khó có một giấc ngủ sâu nếu ăn đêm. Ăn đêm khiến cho dạ dày phải hoạt động hết công suất của nó vào lúc đáng lẽ nó được nghỉ ngơi, việc này làm cho cơ thể khó ngủ sâu giấc. Nếu bạn cảm thấy đói về khuya thì hãy uống một cốc sữa ấm, không nên ăn những đồ ăn có tính cay nóng hoặc các loại nước có ga gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bạn.
- Sử dụng BoniSleep+
BoniSleep + được tạo bởi một công thức hoàn hảo với thành phần là các hoạt chất sinh học, thảo dược và nguyên tố vi lượng. Với nguồn gốc từ tự nhiên, BoniSleep + là sự lựa chọn an toàn và hiệu quả để giúp lấy lại giấc ngủ ngon mỗi đêm.
Công thức toàn diện của BoniSleep.
Một số thành phần nổi bật trong BoniSleep + có thể kể đến như:
- Melatonin: hormone giúp điều chỉnh giấc ngủ theo chu kỳ sinh học bình thường, giúp dễ vào giấc và ngủ ngon hơn.
- Lactium: thủy phân từ đạm sữa giúp làm giảm căng thẳng, stress, nuôi dưỡng và tái tạo sức sống não bộ.
- L-theanine: chiết xuất từ trà xanh giúp kích thích sản xuất sóng não alpha, ngăn ngừa các tác động tiêu cực của căng thẳng, stress.
- Các thành phần khác như 5-HTP, GABA, rễ cây nữ lang, hoa bia, sâm Ấn Độ, lạc tiên, vitamin B6, magie,… cũng giúp BoniSleep + có tác dụng dưỡng tâm an thần, cải thiện giấc ngủ, đảo ngược tác động từ căng thẳng, stress, lo âu. Nhờ đó, bạn sẽ nhận thấy giấc ngủ được cải thiện chỉ sau từ 7 – 15 ngày.
Sau một liệu trình từ 2 – 4 tháng, giấc ngủ sẽ ổn định, liền mạch, và bạn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái, khỏe khoắn sau khi thức dậy.
Mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu thêm được ảnh hưởng của giấc ngủ với hệ thống miễn dịch và 4 biện pháp giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn, để tăng cường miễn dịch. BoniSleep + là một sản phẩm giúp ngủ ngon hiệu quả với công thức tối ưu. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề gì về giấc ngủ, mời bạn gọi đến tổng đài miễn cước 1800.1044 để được các Dược sĩ tư vấn miễn phí.
XEM THÊM:
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY